MoMo đẩy mạnh tết không tiền mặt và chuyển tiền lì xì online
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.Xe máy điện đổi pin trong vài giây, nhanh hơn cả đổ xăng
Giải khuyến khích: Nhà thơ Mai Thìn (Bình Định) với tác phẩm Những quả bom chứa đầy nước mắt (103); Nhà thơ Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) tác phẩm Đẹp đến rong rêu (74); Nhà thơ Vĩ Hạ (tên thật Trần Duy Bảo Khang, Bình Thuận) với tác phẩm Nghĩ về những chuyến bay (74); Nhà thơ Bùi Việt Phương (Hòa Bình) với tác phẩm Ngược thác (115); Nhà thơ Lê Nhi (Hải Phòng) tác phẩm Trước một cành hoa (89).
Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ: Tới một ngày, nói đến cà phê, thế giới sẽ nghĩ tới Việt Nam
Điểm đặc biệt của 5150 Triathlon so với các sự kiện như Ironman 140,6 (tổng quãng đường 226 km) hoặc Ironman 70,3 (tổng quãng đường 113 km) chính là cự ly các môn đều được rút ngắn lại. Điều này giúp cho những người mới "bén duyên" và yêu thích có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với các cuộc thi 3 môn phối hợp. Bên cạnh đó, giải đấu này đồng thời cũng là bước đệm hoàn hảo cho các VĐV có kinh nghiệm muốn tiếp tục thử thách bản thân ở các cự ly dài hơn như Ironman 140,6 hoặc Ironman 70,3.
Đi về miền có nắng ở 3 tập gần đây tiếp tục những diễn biến ngày càng hấp dẫn khi ông Phan xuất viện về nhà nhưng vẫn chưa thể hồi phục trí nhớ hoàn toàn. Ông chỉ nhớ những chuyện gần đây và những chuyện in sâu trong ký ức. Ông vẫn nhận ra Dương nhưng với con trai duy nhất là Phong thì ông Phan vẫn không nhớ.Trong vài tình huống của những tập phim này cho thấy Tường Vân nổi cơn ghen khi vài lần thấy Ánh Dương và Đình Phong bên nhau. Dù Phong đã giải thích nhưng Tường Vân vẫn cho rằng cô trợ lý đang lợi dụng Phong. Một vài tình tiết quay về quá khứ cho thấy mẹ của Tường Vân ngày xưa từng yêu thầm ông Phan. Nên khi biết ông Phan chuẩn bị cưới vợ, bà Hà đã rất sốc. Giờ gặp lại ông Phan trong tình trạng mất trí nhớ, lại thấy con gái vướng vào cảnh tình cảm đơn phương giống mình ngày xưa, bà Hà thấy bất an. Chưa biết mối quan hệ giữa mẹ mình và ông Phan nên khi bà Hà cấm Tường Vân qua lại với Phong thì cô tiểu thư này đã phản ứng quyết liệt và tuyên bố một ngày nào đó Đình Phong sẽ yêu cô.Đi về miền có nắng tập 8 có thêm những diễn biến cho thấy công ty với sự điều hành của Phong lại rơi vào cảnh khó khăn do một số nguyên tắc cứng nhắc của anh. Một đối tác lớn không chịu ký tiếp hợp đồng và Phong không kiên nhẫn chờ đợi được nên đã quyết định không ký. Điều này đồng nghĩa với việc cà phê bị tồn hàng, công nhân và người lao động không có thưởng tết. Ánh Dương rất bức xúc nên nói rõ để vị giám đốc trẻ biết được những gì đang diễn ra, từ hoàn cảnh đến tình người, văn hóa công ty mà ông Phan đã gầy dựng.Trong tập 8 và 9 của Đi về miền có nắng còn có vài cảnh gay cấn khi người yêu cũ của Ánh Dương đến đợi cu Bin ở cổng trường. Bà Xuân nhìn thấy nên báo tin cho Ánh Dương chạy tới ngăn cản. Nhưng gã người yêu cũ vẫn "mặt dày", muốn đón con trai. Ngày trước, khi Dương báo tin mình mang thai, hắn đã rũ bỏ, còn đặt nghi ngờ đứa bé trong bụng không phải con hắn. Cãi nhau một hồi, Ánh Dương bị người yêu cũ xô ngã. Bất ngờ Đình Phong xuất hiện cho hắn "ăn đấm" và lập tức phải rời đi. Tuy nhiên hắn vẫn để lại lời hăm dọa sẽ không để họ yên. Sau màn "anh hùng cứu mỹ nhân" của Phong, mối quan hệ giữa Ánh Dương và Đình Phong trở nên "dễ thở" hơn. Đặc biệt cu Bin tỏ ra thân thiết với Phong và cậu bé muốn mẹ cùng chú Phong, bà Xuân đóng vở kịch giải cứu trẻ em bị bắt cóc. Họ chơi đùa rất vui trông giống một gia đình.Một cảnh khác trong tập 9 còn cho thấy biết con gái yêu đơn phương con trai của ông Phan, bà Hà một mực ép Tường Vân về lại Sài Gòn nhưng cô không nghe. Bà Hà đành kể lại mối tình đơn phương trong quá khứ và bà không muốn con gái theo vết xe đổ của mình. Cuối cùng bà Hà đưa ra hai phương án để Vân chọn: Một là cô phải bằng mọi cách có được người đàn ông mình yêu. Hai là buông bỏ hết để quay về Sài Gòn. Vân đã chọn phương án thứ 1. Trước đó tiểu thư Sài thành đã hẹn gặp Ánh Dương để dằn mặt nhưng vốn chưa có tình cảm gì với tổng tài trẻ tuổi nên Dương phớt lờ.Đi về miền có nắng tập 10 tối nay 17.1 lúc 20 giờ trên VTV3 tiếp tục những nội dung ngày càng hấp dẫn hơn với những diễn biến cho thấy Đình Phong đón cu Bin ở cổng trường và được cu Bin giới thiệu với bạn là "ba của mình". Đưa con trai của Ánh Dương về đến nhà, Đình Phong phát hiện cậu bé bị sốt phải đưa vào bệnh viện gấp.Trước đó, Đình Phong có cuộc hẹn chỉ có hai người tại quán của Tường Vân. Nhưng cô nàng đợi mãi, Đình Phong vẫn không tới.Đi về miền có nắng tập 10: "Em gái mưa" sẽ làm gì nếu biết "crush" vì mẹ con Ánh Dương mà để mình đợi?
Trọng Hiếu hé lộ loạt ảnh cũ, tiết lộ đam mê ca hát từ bé
Sau khi vượt qua vòng đấu bảng để có mặt ở vòng chính nội dung đơn nam giải cầu lông quốc tế Singapore, Nguyễn Tiến Minh (hạng 338 thế giới) thất thủ trước tay vợt hạt giống số 8 Kai Cheng (hạng 87 thế giới) với tỷ số 0-2 (15/21, 17/21). "An ủi" cho Tiến Minh khi bà xã của anh là tay vợt Vũ Thị Trang vẫn tiến bước ở nội dung đơn nữ. Ở trận đấu mở màn vòng chính nội dung đơn nữ diễn ra hôm nay, Vũ Thị Trang (hạng 129 thế giới) vượt qua tay vợt Yuan Chi-iao (Đài Loan, hạng 182 thế giới) với tỷ số 2-0 (21/17, 21/14). Chiến thắng này đưa Vũ Thị Trang giành quyền vào vòng 16 tay vợt mạnh nhất nội dung đơn nữ. Đối thủ của cô ở trận sắp tới là tay vợt Lin Sih-yun (Đài Loan, hạng 92 thế giới). Với sự hỗ trợ của Nguyễn Tiến Minh, Vũ Thị Trang hứa hẹn thi đấu bùng nổ để giành vé vào vòng tứ kết. Ngoài Vũ Thị Trang và Nguyễn Tiến Minh, cầu lông Việt Nam còn có các gương mặt tham dự giải cầu lông quốc tế Singapore là Phan Phúc Thịnh, Trần Hoàng Kha (đơn nam), Lê Ngọc Vân (đơn nữ) nhưng đều dừng bước ở vòng loại. Việc tham dự các giải quốc tế nhằm giúp các tay vợt Việt Nam ngoài cọ xát, tích lũy kinh nghiệm còn tích lũy điểm, cải thiện thứ hạng để đủ điều kiện tham dự các giải quốc tế sắp tới. Từ ngày 25.2 đến 3.3, nữ tay vợt số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh góp mặt tranh tài ở giải cầu lông Đức mở rộng. Nhờ có thứ hạng cao (hạng 29 thế giới), Nguyễn Thùy Linh đủ điều kiện tham dự, không những vào thẳng vòng chính mà còn được chọn là hạt giống số 6 nội dung đơn nữ. Giải đấu này nằm trong hệ thống BWF World Tour Super 300 có tổng tiền thưởng lên tới 240.000 USD trong khi giải cầu lông quốc tế Singapore mà Vũ Thị Trang, Nguyễn Tiến Minh tham dự thuộc hệ thống Challenge có tổng tiền thưởng chỉ 25.000 USD.